DJI Air 3 là phiên bản mới nhất trong DJI Air Series, được sản xuất bởi Da-Jang Innovation Technology – cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp flycam. Sở hữu hệ thống camera kép cùng ống kính góc rộng, nó được đánh giá là bước ngoặt của dòng DJI Air. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh chiếc drone này. Hãy cùng Flycam360 đánh giá DJI Air 3 trong bài viết dưới đây!

Đánh giá chung về DJI Air 3

Ưu điểm

Sở hữu hệ thống camera kép mới

Cảm biến chướng ngại vật đa hướng

Thời gian bay dài, ổn định

Điều khiển DJI RC 2 có ăng-ten gập

Nhược điểm

Độ phân giải thấp hơn so với DJI Air 2S

D-log M thay vì D-log trước đây

Không tương thích với bộ điều khiển trước đây

Đánh giá thiết kế và hiệu suất bay

Thiết kế & Tốc độ bay

DJI Air 3 được thiết kế màu xám ghi hiện đại thay vì màu trắng như bản Air 2S trước đó. Chiếc flycam này có trọng lượng 720g. Kích thước khi gập lại (không có cánh quạt) là (207×100,5×91,1 mm (L×W×H) và 258,8×326×105,8 mm khi mở ra (không có cánh quạt). Sự nâng cấp này có thể tạo ra một chút khó khăn trong cất giữ và di chuyển nhưng ngược lại Air 3 sẽ mang lại sự ổn định và khả năng chụp ảnh tốt hơn.

Tốc độ bay trong điều kiện lý tưởng của em drone này là 21m/s, hầu như không xuất hiện nhiễu hình ảnh trong quá trình bay.

Hệ thống DJI O4

DJI Air 3 là sản phẩm đầu tiên của Air series được sử dụng hệ thống dẫn truyền tân tiến DJI O4. Điều này giúp drone khám phá trong giới hạn lên đến 20km, thay vì 12km như DJI O3.

Tốc độ truyền tải của dòng flycam này lên đến 10MB/s ở độ phân giải 1080p/ 60fps, ăn đứt dòng Air 2S (1.5MB/s) hay phiên bản giá cao DJI Mavic 3 Pro (5.5MB/s – ở bản tiêu chuẩn)

Thời lượng pin cải tiến, bộ sạc thông minh

So với những người tiền nhiệm trong phân khúc Air Series, pin DJI Air 3 đã có cải tiến hơn hẳn khi thời gian bay được kéo dài hơn so với những chiếc flycam cũ lên tới 48% tương đương với 46 phút sử dụng. 

Đế sạc thế hệ mới với khả năng hỗ trợ người dùng dự trữ pin. Người dùng chỉ cần thao tác nhấn và giữ nút chức năng trên đế sạc, chân sạc sẽ ngay lập tực chuyển giao điện năng còn lại từ những chiếc pin đã được sử dụng qua chiếc pin đang có dung lượng cao nhất để sử dụng trong lần bay tiếp theo.

Đánh giá về hiệu suất hình ảnh 

Trên tay DJI Air 3 được trang bị hệ thống camera kép đầu tiên trong phân khúc Air Series. Flycam được tích hợp một camera góc rộng CMOS 1/1,3 inch và chiếc camera tele CMOS 3x 1/1,3 inch. Sự thống nhất trong việc tái tạo màu sắc giữa hai camera giúp việc kết hợp và hậu kì hình ảnh trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng quay phim đa dạng từ góc rộng 24mm tương đương đến góc tele 70mm, khả năng thu phóng lên 3x mang lại cho người dùng những thước phim độc đáo và có chiều sâu hơn.

Tuy nhiên, của DJI Air 3 gây tranh cãi khi chỉ hỗ trợ tối đa ở độ phân giải 4K, trong khi dòng flycam trước đó – Air 2S có độ phân giải lên đến 5.4K.

Chế độ lọc màu D-Log M 10-bit, HLG 10-bit được sử dụng trong em drone này sẽ đầy hứa hẹn với những cảnh quay vô cùng chân thực và sống động.

Review controller & các tính năng thông minh 

Bộ điều khiển DJI RC 2.

DJI Air 3 sử dụng bộ điều khiển DJI RC 2. Sự khác biệt rõ ràng nhất có thể nhận ra ở bộ điều khiển này so với các điều khiển trước đây là việc xuất hiện ăng-ten

APAS 5.0

DJI Air 3 gây chú ý với cảm biến vật cản đa hướng APAS 5.0: có thể chủ động tránh và đi qua vật cản một cách dễ dàng, nâng cao trải nghiệm bay đảm bảo hoạt động quay phim của người dùng không bị gián đoạn giúp cho ngay cả với những người dùng mới cũng có thể tự tin sử dụng

App Lightcut

Đây cũng là điểm cộng cho chiếc flycam này khi tối ưu hóa được thời gian edit, thuận tiện cho các “dân bay” không có quá nhiều kinh nghiệm hậu kì.

QuickShots

Chế độ QuickShots mang cho người dùng khả năng thực hiện các thao tác chụp ảnh nhanh một cách đầy sáng tạo với DJI Air 3 cùng các chế độ chụp khác nhau như: Rocket, Dronie, Circle, Helix, Boomerang và Asteroid

Bên cạnh đó, DJI Air 3 vẫn thừa hưởng những tính năng ở dòng cũ, cụ thể:

Tính năng chụp ảnh mở rộng: Smart photo

Tính năng quay phim mở rộng: MasterShot, camera Focus track, chế độ ban đêm (night mode), Hyperlapse, slo-mo, waypoint Fly

Giá và phụ kiện đi kèm

Review giá của DJI Air 3

Giá của DJI Air 3 phụ thuộc vào các phiên bản: 

–       Base (DJI RC-N2): 25.000.000₫

–       Fly More Combo (DJI RC-N2): 29.500.000₫

–       Fly More Combo (DJI RC 2): 33.600.000₫ 

Phụ kiện đi kèm

Bộ lọc DJI Air 3 ND: Bộ Filter cung cấp các bộ lọc ND8/16/32/64 cho phép người dùng đạt được các cảnh quay mượt mà với tốc độ màn trập chậm hơn.

Bộ sạc USB-C DJI 100W: Bộ sạc cho phép người dùng sạc đồng thời cả pin, bộ điều khiển từ xa hoặc các thiết bị di động khác thông qua cổng USB-C

Bộ sạc ô tô DJI 65W: Bộ sạc trên ô tô của DJI sử dụng cổng sạc thông dụng có khối lượng nhẹ và tính di động cao có khả năng sạc cho pin, bộ điều khiển từ xa, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và các thiết bị khác

Đối tượng nào nên sở hữu DJI Air 3?

Nếu bạn đang cần một chiếc flycam chiếc drone mới có khả năng bay, kháng gió, và chất lượng truyền dẫn tốt hơn dòng Mini. Thêm vào đó, chưa có đủ khả năng với dòng Mavic 3/3Pro thì DJI Air 3 là một sự lựa chọn quá đáng giá. Cộng thêm bộ đôi camera cùng các công nghệ mới, pin lâu và chế độ bay đêm…

Bạn có thể trải nghiệm DJI Air 3 tại dịch vụ cho thuê flycam của Flycam360 để có những đánh giá chính xác nhất.

Trên đây là nội dung đánh giá DJI Air 3dòng drone tiên tiến và mới nhất của Air Serires. Mong rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về em flycam này. Để tham khảo thêm các bài viết so sánh, đánh giá các dòng flycam nhà DJI hãy truy cập trang Flycam360 nhé!

 

Rate this post